Site icon 8LIVE

Trọng tài – nghệ thuật của bóng đá Anh

Nghệ thuật của bóng đá Anh - Ảnh 1.

123b – Đại chiến tâm điểm của mùa giải giữa Man City và Arsenal kết thúc với vô vàn cảm xúc tiếc nuối, giận dữ về trọng tài và cả sự nhẹ nhõm dành cho người hâm mộ hai đội.

Trọng tài Oliver (phải) lại gây ra nhiều tranh cãi – Ảnh: Reuters

Và có một điểm chung giữa HLV Pep Guardiola cùng người đồng nghiệp Mikel Arteta: cả hai đều giận dữ chỉ trích trọng tài.

Với Arteta, ông bực tức trước thẻ đỏ có phần nặng tay dành cho Trossard ở cuối hiệp 1, đẩy Arsenal vào tình thế chơi thiếu người trong suốt hiệp 2. Còn với Guardiola, ông giận dữ vì “cú lừa” dẫn đến bàn gỡ hòa 1-1 mà đội nhà phải chịu.

Khi đó, trọng tài chính yêu cầu Kyle Walker đến nói chuyện sau tình huống phạm lỗi. Và khi anh còn chưa kịp về vị trí, trọng tài lại cho Arsenal được đá phạt nhanh. Thế là bàn thắng xuất phát từ khoảng trống Walker để lại…

“Lần tới, nếu trọng tài muốn nói chuyện với cầu thủ của chúng tôi, họ tự đến mà nói” – Guardiola lớn tiếng trong phần phỏng vấn sau trận. Phía bên kia, Arteta cũng tức tối không kém khi nói: “Hãy chờ xem. Khoảng 100 trận đấu sẽ có cầu thủ bị đuổi trong mùa giải này”.

Đây không phải lần đầu tiên, và chắc chắn chẳng phải lần cuối cùng, các trọng tài Anh tạo ra hàng loạt tranh cãi trong một trận cầu đinh của Premier League. Mùa giải năm ngoái từng chứng kiến hàng chục trận đấu mà người hâm mộ chỉ ra những lỗi sai rành rành của các trọng tài. Cơ quan quản lý trọng tài Anh (PGMOL) đã phải nhiều lần lên tiếng xin lỗi vì những sai sót thô thiển này.

Mùa giải năm nay, các sai sót của trọng tài Anh lại được “nâng tầm”. Tình huống nói chuyện với Walker rồi cho Arsenal đá phạt nhanh ngay sau đó của ông Oliver xứng đáng trở thành một bài học tiêu biểu mà cơ quan ban hành luật của làng bóng đá (IFAB) phải nghiên cứu lại các điều lệ của mình.

Lần này, ông Oliver và PGMOL có phải lên tiếng xin lỗi? Có lẽ là không, bởi vị trọng tài 39 tuổi này gần như không sai lầm xét trên luật lệ. Arsenal được hưởng đá phạt nhanh một cách chính đáng (nhưng thiếu fair play với Man City) và Trossard lãnh thẻ vàng thứ hai vì lỗi phản ứng (đá quả bóng đi) sau khi trọng tài đã thổi còi phạt cũng là điều hợp lý.

Nhưng trong quan điểm thông thường của người hâm mộ, tấn công khi đối thủ bị xao nhãng vì lý do khách quan là thiếu tinh thần thượng võ. Và đuổi một cầu thủ chỉ vì lỗi phản ứng không có gì quá đáng cũng là chuyện khó tin.

Ít nhất, hai quyết định bất lợi đó được chia đều cho hai đội, khiến không ai trong số CĐV Man City và Arsenal, hay Guardiola và Arteta, có thể tuyên bố rằng họ là bên bị xử ép. Một hoàn cảnh “công bằng” khá khiên cưỡng nhưng lại khiến dư luận sục sôi, truyền thông bàn tán không ngớt sau trận đấu.

Và như mọi khi, Premier League vẫn hoàn toàn lấn át các giải đấu khác. Đó cũng là một nghệ thuật.

Trái với những dự đoán từ 2 năm trước, Newcastle ngày càng đi thụt lùi so với kỳ vọng của người hâm mộ cũng như nguồn tài lực dồi dào của giới chủ tỉ phú đến từ Saudi Arabia.

Exit mobile version